Phớt cơ khí là gì – Cấu tạo – Nguyên lý hoạt động – Ứng dụng

Phớt cơ khí là gì

Phớt cơ khí  tên tiếng anh là Mechanical seal hay còn gọi là phớt bơm hoặc phớt máy bơm là một thiết bị làm kín vô cùng quan trọng trong nhiều loại máy móc, đặc biệt là các thiết bị quay như máy bơm, máy nén, máy trộn,… Chức năng chính của phớt cơ khí là ngăn chặn sự rò rỉ giữa các bộ phận chuyển động và các bộ phận tĩnh của máy móc, đảm bảo hoạt động hiệu quả và an toàn của thiết bị.

Phớt cơ khí
Phớt cơ khí
Lịch sử ra đời phớt cơ khí ra đời?
Phớt cơ khí được Schoenherr (1965) cho thấy các bằng sáng chế từ năm 1913 và 1919 có các đặc điểm của phớt cơ khí hiện đại. Phốt cơ khí thành công về mặt thương mại đầu tiên sử dụng trên máy bơm ly tâm có lẽ được sản xuất bởi bộ phận Cameron của Công ty Ingersoll-Rand vào khoảng năm 1928
Nhu cầu phát triển công nghiệp ngày càng nhanh, đòi hỏi phải có sự hoàn hảo trong hệ thống vận hành & các sản phẩm đi kèm theo. Bởi vậy, phốt cơ khí đã ra đời và phát triển tới tận ngày nay

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Phớt cơ khí thường bao gồm hai phần chính:

  • Mặt chà tĩnh: Được gắn cố định với vỏ máy.
  • Mặt chà động: Gắn liền với trục quay.
– Phần tĩnh của phốt cơ khí hay còn gọi (seat) là bộ phận được gắn trong hốc của buồng bơm
– Phần quay của phớt cơ khí ( rotary ) là bộ phần được lắp vào trục và quay theo trục
– Phần lò xo của phốt cơ khí (Spring) thường được gắn trên phần quay (rotary) lò xo có nhiệm vụ đẩy (nén) phần quay áp sát vào phần tĩnh với một lực tiêu chuẩn làm cho chất lỏng không bị lọt ra ngoài khi máy hoạt động
– Phần còn lại của phớt cơ khí là cao su hay còn gọi là o-ring , nó có tác dụng làm kín phần tĩnh và làm kín trục phần quay. Do vậy phốt cơ khí cò có tên gọi là phớt làm kín trục.
Các thành phần của Phốt cơ khí/ Mechanical seal

A. O-Ring

B. mặt tĩnh

C. Mặt quay

D. Ống thổi
E. Vòng quay ngược

F. Vòng đẩy

G. Spring

H. Ống bọc phớt

I. Retainer

Cấu tạo - Thành phần
Cấu tạo – Thành phần

Vật liệu sản xuất

– Vật liệu cấu tạo nên phần quay ,tĩnh ,hay o-ring của phốt cơ khí có rất nhiều dãy vật liệu khác nhau để đáp ứng nhu cầu bơm các ứng dụng như hóa chất, chất lỏng có tính chất, nhiệt độ khác nhau. Bên cạnh đó còn có lò xo để tạo lực ép hai mặt chà với nhau để làm kín – nên phớt cơ khí còn gọi là phớt làm kín hay phớt làm kín trục.
– Vật liệu của mặt chà thường được làm từ cacbua silic, cacbua vonfram và carbon là những vật liệu phổ biến nhất. Ngoài ra các vật liệu khác được lựa chọn tuy theo điều kiện như nhiệt độ, môi chất, áp suất làm việc… và các ứng dụng khác nhau để lựa chọn vật liệu. Do vậy phốt cơ khí cũng có tên khác là phớt mặt chà hay phốt mặt chà
– O-ring là một phần của phốt cơ khí có chức năng như một rào cản chất lỏng, thường đứng yên và không xoay,  vật liệu phổ biến làm O-ring phớt cơ khí gồm Nitrile, Silicone, EPDM và VITON.

Các loại phớt cơ khí

Tùy thuộc vào vật liệu, cấu tạo và ứng dụng, phớt cơ khí được chia thành nhiều loại khác nhau như:

  • Phớt cơ khí mặt chà: Là loại phớt cơ khí phổ biến nhất, sử dụng mặt chà làm kín bằng vật liệu carbon, ceramic hoặc silicon carbide.
  • Phớt cơ khí lò xo: Sử dụng lực lò xo để ép chặt hai mặt chà vào nhau.
  • Phớt cơ khí thủy lực: Sử dụng áp suất chất lỏng để ép chặt hai mặt chà.

Ứng dụng

Phớt cơ khí được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

  • Công nghiệp: Máy bơm, máy nén, máy khuấy, máy ly tâm,…
  • Nông nghiệp: Máy bơm nước, máy tưới tiêu,…
  • Xây dựng: Máy bơm bê tông, máy trộn bê tông,…
  • Hóa chất: Máy bơm hóa chất, thiết bị xử lý nước thải,…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *